Tượng phật Sơn Đồng

tượng phật gỗ đẹp

Thờ tượng Phật, tượng Bồ Tát vốn dĩ đã trở thành quen thuộc với hầu hết người dân Việt Nam trong hàng ngàn năm nay.

Trong truyền thống của Việt Nam nói riêng và các nước châu Á nói chung, việc kính trời, kính thần đã trở thành tập tục trong mấy ngàn năm qua. Việc này có ý nghĩa giáo dục rất lớn trong đó.

Phật Giáo là sư đạo, không phải là thần đạo. Phật giáo vốn dĩ là giáo dục chứ không phải là tôn giáo. Từ hàng ngàn năm trước, các Tổ sư Đại đức trong Phật giáo đã biết cách nghệ thuật hoá giáo dục. Tượng Phật, Bồ Tát, tượng Hộ Pháp, thần linh trong các Chùa, Tự viện, Am đường Phật giáo mà bạn thấy đều có những ý nghĩa giáo dục rất sâu rộng.

Mỗi hình tượng một vị Phật, một vị Bồ Tát đều gắn liền với danh hiệu của vị Phật, Bồ Tát đó. Danh hiệu và hình tướng của Phật, Bồ tát biểu thị cho giáo dục.

Ví dụ như danh hiệu của Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật – là phiên âm tiếng Phạn, “Thích Ca” có nghĩa là nhân từ, là năng nhẫn, “Mâu Ni” có nghĩa là tịch diệt, có ý nghĩa là thanh tịnh. Nếu chúng ta hiểu rõ danh hiệu của Ngài, thì khi chúng ta đến Chùa hay ở bất kỳ nơi đâu nhìn thấy tượng Phật Thích Ca Mâu Ni, liền nhắc nhở chúng ta sống phải biết từ bi, phải dùng tâm thanh tịnh, chân thành để đối xử với người khác. Những ý niệm từ bi, thanh tịnh là ở tự tánh chúng ta vốn có, mà lưu xuất ra. Do vậy, ý nghĩa giáo dục của tượng Phật chính là như thế.