Trong tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam là việc tôn thờ nữ thần, thờ mẫu thần, thờ mẫu tam phủ, tứ phủ xuất hiện khá phổ biến và có nguồn gốc lịch sử và xã hội sâu xa. Tất cả đều là sự tôn sùng thần linh, thờ nữ thần, mẫu thần, mẫu tam phủ, tứ phủ. Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam là một tín ngưỡng bản địa cùng với những ảnh hưởng từ đạo giáo, tín ngưỡng lấy việc tôn thờ Mẫu (Mẹ) làm thần tượng với các quyền năng sinh sôi, che chở cho con người. Tín ngưỡng mà ở đó đã được giới tính hoá mang khuôn hình của người Mẹ. Ngoài ra còn có Thánh Bản mệnh là vị thần đứng đầu dẫn dắt người tu hành đi đến với Mẹ – Đấng Tối cao trong đạo Mẫu Việt Nam – Hoàng Thiên Tiên Thánh Giáo trong tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam.
Tượng mẫu thếp vàng TM14072
Chất liệu gỗ | Gỗ Mít, gỗ Hương, gỗ gụ, gỗ gõ, vàng tâm… tùy chọn |
Chất liệu sơn | Sơn Ta phủ PU |
Giá thành | Có thể thay đổi tùy theo chất liệu gỗ, sơn, thếp, phủ hoàng kim của gia chủ |
Họa tiết | Đục tứ linh, tứ quý… tinh xảo, theo yêu cầu |
Kích thước | Tùy theo kích thước phòng thờ, tuổi của gia chủ |
Bảo hành | Bảo hành 10 năm, bảo trì, làm mới tại nhà |
Giao hàng | Giao hàng toàn quốc, miễn phí vận chuyển <25km |
Mẫu đệ nhất thượng thiên cai quản miền trời. Mẫu Thượng Thiên trong quan niệm của dân gian về Tứ Pháp gồm có: Pháp vân, Pháp Vũ, Pháp Điện, Pháp Lôi, đó là 4 vị nữ thần tạo ra mây, mưa, sấm, chớp liên quan tới văn hóa nông nghiệp lúa nước.
Thông thường khi tạc tượng mẫu thượng thiên (hay còn gọi là tượng mẫu liễu hạnh, tượng mẫu cửu trùng thiên) thường là một người phụ nữ phúc hậu, dáng ngồi xếp bằng rất nghiêm cẩn ngồi trên ngai, hai đầu gối song song, một tay ấn quyết, mặc áo màu vàng yếm đỏ hoặc màu đỏ các nếp áo được tạc một cách giản dị với hai lớp áo choàng ở ngoài và một chiếc yếm đào phía bên trong và đội một cái vương miện lộng lẫy hay chỉ đơn thuần có một chiếc chụp tóc búi cao, khiến gương mặt Thánh Mẫu trở nên rất đời thường
Đền thờ Mẫu thượng thiên có ở khắp mọi nơi nhưng các nơi chính vẫn là những nới Mẫu giáng trần hoặc hiển linh lưu dấu thánh tích như Phủ Nấp_Phủ Quảng Cung Đệ Nhất ở Vỉ Nhuế, Ý Yên, Nam Định (là nơi Mẫu giáng trần lần đầu tiên). Nguy nga nhất là quần thể Phủ Dày (nơi Mẫu giáng trần lần thứ hai) với các đền phủ chính là: Phủ Công Đồng, Phủ Chính Tiên Hương, Phủ Vân Cát, Phủ Bóng (Đền Cây Đa Bóng), Phủ Giáp Ba (Đông Phù Giáp Ba), Phủ Tổ, Đền Khởi Thánh và Lăng Mẫu (do vua Khải Định cùng Hoàng Hậu cầu tự, sinh ra được vua Bảo Đại nên xây để tạ ơn)… Rồi Đền Đồi Ngang_Phố Cát , Đền Sòng thuộc Thanh Hóa (nơi Mẫu giáng hiện lần thứ ba). Ngoài ra còn có Phủ Tây Hồ, Đền Rồng, Đền Dâu
Ngày hội chính của Mẫu đệ nhất thượng thiên là ngày 3/3 âm lịch, ngoài ra ngày rằm tháng 8 ở Phủ Tây Hồ cũng mở tiệc rất long trọng. Tiệc Mẫu Cửu trùng thiên ngày 9/9 tại ba vì